Cho lọ 100 ml:
Povidone – iodine: 10 g.
Tá dược: (Acid citric khan, Natri dihydrophosphat. 2 H2O, Natri hydroxyd, Glycerin, Nonoxynol-9, Nước RO) vừa đủ 100 ml.
Sát trùng da, niêm mạc : trước khi phẫu thuật, tiêm truyền hay chích thuốc.
Chăm sóc vết bỏng, sát khuẩn vết thương hở, vết mổ sau phẩu thuật.
Tẩy uế dụng cụ y khoa trước khi tiệt trùng.
Phụ trị: Bệnh nấm da, hăm da, hăm kẽ ngón tay, ngón chân (nước ăn chân).
Sát trùng da, niêm mạc:
Tẩm thuốc vào bông sạch bôi lên vùng da trước khi phẫu thuật, tiêm truyền hay chích thuốc.
Chăm sóc vết bỏng, vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật:
Tẩm thuốc vào vải gạc sạch đắp lên vết bỏng, vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật ngày 1 – 2 lần. Hoặc pha loãng thuốc với nước sạch theo tỷ lệ 1/10 để rửa vết bỏng, vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật.
Tẩy uế dụng cụ:
Pha loãng thuốc với nước sạch theo tỷ.
Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ, mặc dù thuốc ít kích ứng hơn iod tự do. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.
Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng và bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.
Đối với tuyến giáp : Có thể gây giảm năng giáp và nếu có giảm năng giáp tiềm tàng, có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
Tác dụng kháng khuẩn khi có kiềm và protein.
Xà phòng không làm mất tác dụng.
Tương tác với các chất thủy ngân : gây ăn da.
Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và các thuốc sát khuẩn khác.
Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.