THÀNH PHẦN
Cho 1 gói:
Calcium polystyrene sulfonate: 5g.
CHỈ ĐỊNH
Tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mãn tính.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
*Đường uống:
– Liều thông thường cho người lớn là 15 – 30 g/ ngày chia 2 – 3 lần. Mỗi liều pha với 30 – 50 ml nước. Liều nên điều chỉnh tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
*Đường trực tràng:
– Liều đơn 30 g pha với 100 ml nước hoặc dung dịch methylcellulose 2% hoặc dung dịch glucose 5%, dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ của cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài nên kê cao hông bằng gối hoặc đặt bệnh nhân ngồi tư thế gối – ngực (knee – chest position).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Bệnh nhân bị tắc ruột (do có nguy cơ bị thủng ruột).
– Bênh nhân bị tăng calci huyết
– Bênh nhân bị hạ kali huyết.
– Trẻ sơ sinh.
THẬN TRỌNG
Cẩn trọng khi sử dụng Kalimate trên những bệnh nhân sau:
– Nghi ngờ bị táo bón (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).
– Hẹp đường tiêu hóa (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).
– Loét đường tiêu hóa (do có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng).
– Cường giáp ( nồng độ calci máu có thể tăng do sự trao đổi ion).
– Đa u tủy (nồng độ calci máu có thể tăng do sự trao đổi ion).
*Thận trọng đặc biêt:
– Có thể có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột khi dùng thuốc. Nếu có bất thường nào xảy ra ví dụ táo bón nặng, đau bụng kéo dài, nôn … nên ngừng thuốc và có những liệu phấp xử trí thích hợp.
– Bệnh nhân cần được hướng dẫn theo dõi phân và thông báo cho bác sĩ nếu táo bón kèm theo các triệu chứng rõ rệt như đau bụng, căng tức bụng, nôn v.v…
– Cần theo dõi nống độ kali và calci máu thường xuyên khi dùng thuốc để tránh quá liều.Nếu có bất thường nào xảy ra, cần áp dụng các biện pháp thích hợp như giảm liều hoặc ngừng thuốc.
*Thận trọng lúc dùng:
– Đường uống:
+ Để tránh tích lũy thuốc trong đường tiêu hóa khi uống, phải theo dõi tránh bị tón bón.
– Đường trực tràng:
+ Dùng kèm calcium polystyrene sulfonate với sorbital đường trực tràng có thể gây hoại tử ruột, ruột kết.
+ Để tránh giữ thuốc trong trực tràng, phải đảm bảo thuốc được thải trừ. Đặc biệt trên bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng các bệnh pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.
TÁC DỤNG PHỤ
– Tác dụng không mong muốn chủ yếu:
+ Do có thể có nguy cơ thủng ruột hoặc tắc ruột nên cần theo dõi kỹ bệnh nhân. Nếu có bất thường nào ví dụ táo bón nặng, đau bụng kéo dài, nôn … nên ngừng thuốc và có những liệu phấp xử trí thích hợp.
– Các tác dụng không mong muốn khác:
Ø 5% | Từ 0,1% đến < 0,5% | Không rõ tỷ lệ | |
Quá mẫn | Phát ban | ||
Đường tiêu hóa | Táo bón (khi dùng đường uống) | Buồn nôn chán ăn, khó chịu dạ dày (khi dùng đường uống) | Táo bón (khi dùng đường trực tràng) |
Điện giải | Hạ kali máu (khi dùng đường uống) | Hạ kali máu (khi dùng đường trực tràng) |
TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC, CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC
– Các chế phẩm digitalis (vd digoxin): có thể tăng độc tính của digitalis trên tim do tác dụng hạ kali máu của calcium polystyrene sulfonate.
– Các thuốc kháng acid và thuốc nhuận tràng có chứa nhôm, magnei và calci (nhôm hydroxyd dạng gel khan, magnesi hydroxyd, calci carbonat v.v…): hiệu quả trao đổi cation của alcium polystyrene sulfonate có thể giảm; dùng kèm alcium polystyrene sulfonate với các thuốc trên có thể gây ra nhiễm kiềm chuyển hóa do ức chế bài tiết bicarbonate ở ruột.
– Lithium: có thể giảm sự hấp thụ lithium.
– Levothyroxine: có thể giảm sự hấp thụ levothyroxine.
– Các tác nhân cho cation: có thể làm giảm hiệu quả trao đổi ion kali của alcium polystyrene sulfonate.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
– Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng alcium polystyrene sulfonate cho phụ nữ có thai và cho con bú.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
– Thuốc không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
– Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng của hạ kali máu nặng dần, bao gồm kích thích, lú lẫn, chậm tư duy, yếu cơ, tăng phản xạ và cuối cùng là liệt cơ. Có thể đẫn đến hậu quả trầm trọng là ngưng thở. Biểu hiện hạ kali máu hoặc tăng calci máu trên điện tâm đồ, có thể loạn nhịp tim.
– Xử trí: dùng các biện pháp thích hợp để cân bằng điện giải (kali, calci). Loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách dùng thuốc xổ hoặc thuốc thụt.
KHUYẾN CÁO
– Không dùng thuốc quá hạn, hay nghi ngờ về chất lượng thuốc.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Thông báo ngay cho Bác sĩ hoặc Dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
– Nếu cần biết thêm thông tin, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
– Thuốc này chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
BẢO QUẢN
– Để thuốc nơi khô, thoáng, tránh ánh sang, nhiệt độ dưới 30˚C.
– Để xa tầm tay trẻ em.
HẠN DÙNG
48 tháng kể từ ngày sản xuất.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
– Chế phẩm nói chung không được hấp thu. Tuy nhiên nghiên cứu trên động vật cho thấy những tiểu phân nhỏ hơn 5μm có thể được hấp thu qua niêm mạc và tích lũy ở hệ thống lưới nội mô. Trong Kalimate, tỉ lệ tiểu phân có kích thước như vậy nhỏ hơn 0,1%.
DƯỢC LỰC HỌC
– Sau khi dùng đường uống hoặc đường trực tràng, ion calci của Kalimate sẽ được trao đổi với ion kali trong ruột, đặc biệt là trong ruột kết, sau đó thuốc được thải trừ ở dạng nhựa polystyrene sulfonate khôngđổi trong phân.
Tiếp đó, kali trong đường tiêu hóa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Kalimate chế phẩm đã làm khô có chứa 7,0 – 9,0% calci, 1 g chế phẩm trao đổi được 53- 71 mg (1,36 – 1,82 mEq/g) kali in vitro(dung dịch KCI)
– Khi sữ dụng Kalimate 15-30 g/ngày cho bệnh nhân suy thận (người lớn), nồng độ kali máu giảm khoảng1mEq/L.
– Không giống như nhựa natri, Kalimate không làm tăng natri và phosphate máu, và không làm giảm calci máu.
– Do Kalimate là nhựa calci, có thể sử dụng cho bệnh nhân bị giới hạn lượng natri nạp vào cơ thể. Ngoài ra không có nguy cơ phù, tăng huyết áp hoặc suy tim do natri gây ra.
Lưu ý: Thuốc này sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng 04/2019