THÀNH PHẦN
Estriol 1mg.
TÁC DỤNG
Estriol đặc biệt có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng niệu-sinh dục. Trong trường hợp teo đường niệu-sinh dục dưới, estriol đem lại sự bình thường hóa biểu mô niệu-sinh dục và giúp hồi phục hệ vi sinh bình thường và pH sinh lý ở âm đạo. Do vậy, thuốc làm tăng sự đề kháng của tế bào biểu mô niệu-sinh dục đối với viêm nhiễm và giảm các triệu chứng âm đạo như giao hợp đau, khô, ngứa, nhiễm khuẩn âm đạo và đường tiểu, các triệu chứng khi đi tiểu và tiểu tiện mất tự chủ nhẹ.
Khác với các estrogen khác, estriol có tác dụng ngắn vì nó có thời gian lưu ngắn trong nhân tế bào nội mạc tử cung. Do đó, dự kiến sẽ không làm tăng sinh nội mạc tử cung khi tổng liều hàng ngày được khuyến nghị uống cùng một lúc. Vì thế không cần thiết phải dùng progestogen theo chu kỳ, và không xảy ra ra máu âm đạo khi tạm nghỉ thuốc trên phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, estriol được chứng minh là không làm tăng mật độ nhũ ảnh.
Thông tin từ nghiên cứu lâm sàng:
– Tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh ngay trong những tuần đầu điều trị.
– Ra máu âm đạo sau khi điều trị với Estriol chỉ được báo cáo hiếm hoi.
Khác với các estrogen khác, estriol có tác dụng ngắn vì nó có thời gian lưu ngắn trong nhân tế bào nội mạc tử cung. Do đó, dự kiến sẽ không làm tăng sinh nội mạc tử cung khi tổng liều hàng ngày được khuyến nghị uống cùng một lúc. Vì thế không cần thiết phải dùng progestogen theo chu kỳ, và không xảy ra ra máu âm đạo khi tạm nghỉ thuốc trên phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, estriol được chứng minh là không làm tăng mật độ nhũ ảnh.
Thông tin từ nghiên cứu lâm sàng:
– Tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh ngay trong những tuần đầu điều trị.
– Ra máu âm đạo sau khi điều trị với Estriol chỉ được báo cáo hiếm hoi.
CHỈ ĐỊNH
– Liệu pháp hormon thay thế (HRT) dùng cho các triệu chứng suy giảm estrogen trên phụ nữ sau mãn kinh.
– Hiếm muộn do môi trường cổ tử cung không thích hợp.
– Ðiều trị trước và sau mổ trên phụ nữ sau mãn kinh được phẫu thuật âm đạo.
– Trợ giúp chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ teo niêm mạc trên phết cổ tử cung.
– Hiếm muộn do môi trường cổ tử cung không thích hợp.
– Ðiều trị trước và sau mổ trên phụ nữ sau mãn kinh được phẫu thuật âm đạo.
– Trợ giúp chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ teo niêm mạc trên phết cổ tử cung.
LIỀU DÙNG
– Ðiều trị triệu chứng suy giảm estrogen:
4-8mg mỗi ngày trong những tuần đầu, sau đó giảm liều dần. Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
– Hiếm muộn do môi trường cổ tử cung không thích hợp:
Thông thường là 1-2mg mỗi ngày vào các ngày 6-15 của vòng kinh. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân, liều thấp 1mg/ngày là đủ, trong khi một số khác có thể cần đến 8mg/ngày. Do đó, nên tăng liều hàng tháng cho đến khi đạt được tác dụng tối ưu trên chất nhầy cổ tử cung.
– Ðiều trị trước và sau mổ trên phụ nữ sau mãn kinh được phẫu thuật âm đạo: 4-8mg/ngày trong 2 tuần trước mổ; 1-2mg/ngày trong 2 tuần sau mổ.
– Trợ giúp chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ teo niêm mạc trên phết cổ tử cung: 2-4mg/ngày trong 7 ngày trước khi xét nghiệm phết cổ tử cung lần kế tiếp.
Khi quên uống một liều, hãy uống liều ấy ngay khi nhớ ra, trừ khi đã trễ quá 12 tiếng. Trong trường hợp đã trễ quá 12 giờ, nên bỏ qua liều quên uống và uống liều kế tiếp vào giờ thường lệ.
Nên uống thuốc với một ít nước hoặc thức uống khác, tốt nhất là uống hàng ngày vào một giờ nhất định.
Lưu ý là tổng liều thuốc dùng mỗi ngày nên uống vào một lần duy nhất trong ngày.
Ðể khởi trị và tiếp tục điều trị các triệu chứng sau mãn kinh, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Trên phụ nữ không dùng HRT hoặc phụ nữ chuyển từ một sản phẩm HRT phối hợp liên tục sang dùng Estriol, có thể khởi trị Estriol vào bất kỳ ngày nào. Trên phụ nữ chuyển từ phác đồ HRT theo chu kỳ sang dùng Estriol, nên bắt đầu điều trị Estriol sau khi đã kết thúc phác đồ HRT trước được một tuần.
4-8mg mỗi ngày trong những tuần đầu, sau đó giảm liều dần. Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
– Hiếm muộn do môi trường cổ tử cung không thích hợp:
Thông thường là 1-2mg mỗi ngày vào các ngày 6-15 của vòng kinh. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân, liều thấp 1mg/ngày là đủ, trong khi một số khác có thể cần đến 8mg/ngày. Do đó, nên tăng liều hàng tháng cho đến khi đạt được tác dụng tối ưu trên chất nhầy cổ tử cung.
– Ðiều trị trước và sau mổ trên phụ nữ sau mãn kinh được phẫu thuật âm đạo: 4-8mg/ngày trong 2 tuần trước mổ; 1-2mg/ngày trong 2 tuần sau mổ.
– Trợ giúp chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ teo niêm mạc trên phết cổ tử cung: 2-4mg/ngày trong 7 ngày trước khi xét nghiệm phết cổ tử cung lần kế tiếp.
Khi quên uống một liều, hãy uống liều ấy ngay khi nhớ ra, trừ khi đã trễ quá 12 tiếng. Trong trường hợp đã trễ quá 12 giờ, nên bỏ qua liều quên uống và uống liều kế tiếp vào giờ thường lệ.
Nên uống thuốc với một ít nước hoặc thức uống khác, tốt nhất là uống hàng ngày vào một giờ nhất định.
Lưu ý là tổng liều thuốc dùng mỗi ngày nên uống vào một lần duy nhất trong ngày.
Ðể khởi trị và tiếp tục điều trị các triệu chứng sau mãn kinh, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Trên phụ nữ không dùng HRT hoặc phụ nữ chuyển từ một sản phẩm HRT phối hợp liên tục sang dùng Estriol, có thể khởi trị Estriol vào bất kỳ ngày nào. Trên phụ nữ chuyển từ phác đồ HRT theo chu kỳ sang dùng Estriol, nên bắt đầu điều trị Estriol sau khi đã kết thúc phác đồ HRT trước được một tuần.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Có tiền sử ung thư vú hoặc nghi ung thư vú.
– Ðã biết hoặc nghi có khối u ác tính lệ thuộc estrogen (ví dụ ung thư nội mạc tử cung).
– Ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
– Tăng sản nội mạc tử cung không được điều trị.
– Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch vô căn trước đây hoặc hiện nay (huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi).
– Bệnh thuyên tắc huyết khối động mạch đang hoạt động hoặc gần đây (ví dụ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim).
– Bệnh gan cấp tính, hoặc tiền sử bệnh gan mà xét nghiệm chức năng gan chưa trở lại bình thường.
– Tiền sử dị ứng với các hoạt chất hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
– Rối loạn chuyển hóa porphyrin
– Ðã biết hoặc nghi có khối u ác tính lệ thuộc estrogen (ví dụ ung thư nội mạc tử cung).
– Ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
– Tăng sản nội mạc tử cung không được điều trị.
– Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch vô căn trước đây hoặc hiện nay (huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi).
– Bệnh thuyên tắc huyết khối động mạch đang hoạt động hoặc gần đây (ví dụ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim).
– Bệnh gan cấp tính, hoặc tiền sử bệnh gan mà xét nghiệm chức năng gan chưa trở lại bình thường.
– Tiền sử dị ứng với các hoạt chất hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
– Rối loạn chuyển hóa porphyrin
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG
Ðể điều trị các triệu chứng sau mãn kinh, chỉ nên bắt đầu dùng HRT khi các triệu chứng ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng cuộc sống. Trong tất cả các trường hợp, cần đánh giá cẩn thận các nguy cơ và lợi ích ít nhất mỗi năm một lần và chỉ nên tiếp tục dùng HRT chừng nào lợi ích còn tỏ ra vượt trội hơn nguy cơ.
Khám tổng quát/tái khám:
Trước khi khởi trị hoặc dùng lại HRT, cần hỏi kỹ bệnh sử cá nhân và gia đình. Khám thực thể (bao gồm khám vùng chậu và khám vú) cần được định hướng bởi bệnh sử và bởi các chống chỉ định và những cảnh báo về dùng thuốc. Những tình trạng cần theo dõi:
– U cơ trơn (u xơ tử cung) hoặc lạc nội mạc tử cung.
– Có bệnh sử, hoặc yếu tố nguy cơ về thuyên tắc huyết khối.
– Có yếu tố nguy cơ mắc khối u lệ thuộc estrogen, ví dụ có thân nhân di truyền bậc một bị ung thư vú.
– Cao huyết áp.
– Bệnh gan (ví dụ u tuyến gan).
– Tiểu đường có kèm hoặc không kèm tổn thương mạch máu.
– Sỏi mật.
– Nhức đầu migrain hoặc nhức đầu nặng.
– Lupus ban đỏ hệ thống.
– Tiền sử tăng sản nội mạc tử cung.
– Ðộng kinh.
– Hen suyễn.
– Xốp xơ tai.
Lý do để ngưng điều trị ngay tức thời:
Nên ngưng điều trị trong trường hợp phát hiện thấy một chống chỉ định và trong các tình huống sau đây:
– Vàng da hoặc chức năng gan diễn biến xấu.
– Tăng huyết áp một cách có ý nghĩa.
– Mới khởi phát nhức đầu kiểu migrain.
– Có thai.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Estriol không được chỉ định trong khi có thai. Nếu có thai trong thời gian dùng thuốc Estriol, phải ngưng điều trị ngay. Cho đến nay, kết quả của phần lớn các nghiên cứu dịch tễ học liên quan đến sự vô tình tiếp xúc với estrogen trên thai nhi cho thấy không có ảnh hưởng sinh quái thai hoặc độc cho thai.
Estriol không được chỉ định trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Estriol được bài tiết trong sữa mẹ và có thể làm giảm sự tạo sữa.
Khám tổng quát/tái khám:
Trước khi khởi trị hoặc dùng lại HRT, cần hỏi kỹ bệnh sử cá nhân và gia đình. Khám thực thể (bao gồm khám vùng chậu và khám vú) cần được định hướng bởi bệnh sử và bởi các chống chỉ định và những cảnh báo về dùng thuốc. Những tình trạng cần theo dõi:
– U cơ trơn (u xơ tử cung) hoặc lạc nội mạc tử cung.
– Có bệnh sử, hoặc yếu tố nguy cơ về thuyên tắc huyết khối.
– Có yếu tố nguy cơ mắc khối u lệ thuộc estrogen, ví dụ có thân nhân di truyền bậc một bị ung thư vú.
– Cao huyết áp.
– Bệnh gan (ví dụ u tuyến gan).
– Tiểu đường có kèm hoặc không kèm tổn thương mạch máu.
– Sỏi mật.
– Nhức đầu migrain hoặc nhức đầu nặng.
– Lupus ban đỏ hệ thống.
– Tiền sử tăng sản nội mạc tử cung.
– Ðộng kinh.
– Hen suyễn.
– Xốp xơ tai.
Lý do để ngưng điều trị ngay tức thời:
Nên ngưng điều trị trong trường hợp phát hiện thấy một chống chỉ định và trong các tình huống sau đây:
– Vàng da hoặc chức năng gan diễn biến xấu.
– Tăng huyết áp một cách có ý nghĩa.
– Mới khởi phát nhức đầu kiểu migrain.
– Có thai.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Estriol không được chỉ định trong khi có thai. Nếu có thai trong thời gian dùng thuốc Estriol, phải ngưng điều trị ngay. Cho đến nay, kết quả của phần lớn các nghiên cứu dịch tễ học liên quan đến sự vô tình tiếp xúc với estrogen trên thai nhi cho thấy không có ảnh hưởng sinh quái thai hoặc độc cho thai.
Estriol không được chỉ định trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Estriol được bài tiết trong sữa mẹ và có thể làm giảm sự tạo sữa.
TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC
Không có các ví dụ về tương tác giữa Estriol và các dược phẩm khác được báo cáo trong thực tiễn lâm sàng.
Chuyển hóa của estrogen có thể tăng khi đồng thời dùng các chất cảm ứng các enzyme chuyển hóa, đặc biệt là các enzyme cytochrome P450, như thuốc chống co giật (ví dụ phenobarbital, phenytoin, carbamazepin) và thuốc chống nhiễm khuẩn (ví dụ rifampicin, rifabutin, nevirapine, efavirenz).
Ritonavir và nelfinavir, tuy là những chất ức chế mạnh, nhưng lại có tính chất gây cảm ứng khi được dùng đồng thời với các hormon steroid. Các chế phẩm thảo dược chứa cỏ ban (Hypericum perforatum) có thể cảm ứng chuyển hóa estrogen.
Về mặt lâm sàng, tăng chuyển hóa estrogen có thể dẫn đến giảm tác dụng và thay đổi đặc tính xuất huyết tử cung.
Chuyển hóa của estrogen có thể tăng khi đồng thời dùng các chất cảm ứng các enzyme chuyển hóa, đặc biệt là các enzyme cytochrome P450, như thuốc chống co giật (ví dụ phenobarbital, phenytoin, carbamazepin) và thuốc chống nhiễm khuẩn (ví dụ rifampicin, rifabutin, nevirapine, efavirenz).
Ritonavir và nelfinavir, tuy là những chất ức chế mạnh, nhưng lại có tính chất gây cảm ứng khi được dùng đồng thời với các hormon steroid. Các chế phẩm thảo dược chứa cỏ ban (Hypericum perforatum) có thể cảm ứng chuyển hóa estrogen.
Về mặt lâm sàng, tăng chuyển hóa estrogen có thể dẫn đến giảm tác dụng và thay đổi đặc tính xuất huyết tử cung.
TÁC DỤNG PHỤ
Căng hoặc đau vú, buồn nôn, rỉ huyết, giữ nước và tăng tiết dịch cổ tử cung đôi khi có thể xảy ra. Những phản ứng bất lợi này thường chỉ thoáng qua, nhưng cũng chứng tỏ là liều dùng quá cao.
Các phản ứng bất lợi khác đã được báo cáo đi kèm với điều trị estrogen-progestogen. Vì không có số liệu, không rõ liệu Estriol có khác biệt về phương diện này hay không.
– Các khối u lành tính và ác tính lệ thuộc estrogen, ví dụ ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
– Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, ví dụ huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân hoặc vùng chậu và thuyên tắc phổi, hay gặp trên người dùng HRT hơn là trên người không dùng. Vì không có số liệu, không rõ liệu Estriol có khác biệt về phương diện này hay không.
– Nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Bệnh túi mật.
– Các rối loạn ở da và dưới da: nám mặt, ban đỏ đa dạng, ban đỏ dạng nốt, ban xuất huyết.
– Có thể sa sút trí tuệ.
Các phản ứng bất lợi khác đã được báo cáo đi kèm với điều trị estrogen-progestogen. Vì không có số liệu, không rõ liệu Estriol có khác biệt về phương diện này hay không.
– Các khối u lành tính và ác tính lệ thuộc estrogen, ví dụ ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
– Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, ví dụ huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân hoặc vùng chậu và thuyên tắc phổi, hay gặp trên người dùng HRT hơn là trên người không dùng. Vì không có số liệu, không rõ liệu Estriol có khác biệt về phương diện này hay không.
– Nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
– Bệnh túi mật.
– Các rối loạn ở da và dưới da: nám mặt, ban đỏ đa dạng, ban đỏ dạng nốt, ban xuất huyết.
– Có thể sa sút trí tuệ.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
Ðộc tính cấp của estriol trên súc vật rất thấp. Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi uống cùng một lúc một vài viên thuốc. Trong trường hợp quá liều cấp tính, buồn nôn, nôn và ra máu âm đạo ở phụ nữ có thể xảy ra ở phụ nữ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu cần, chỉ nên điều trị triệu chứng.
BẢO QUẢN
Bảo quản từ 2-30 độ C, tránh ánh sáng và độ ẩm.
Lưu ý: Thuốc này sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng 04/2019