Thành phần:
Dabigatran (dưới dạng Dabigatran etexilate mesilate 126,83mg) 110mg.
Chỉ định:
Liều lượng – Cách dùng
Chống chỉ định:
– Suy thận nặng (CrCL < 30 mL/phút).
– Các biểu hiện chảy máu, bệnh nhân có cơ địa chảy máu, hoặc bệnh nhân giảm đông máu do dùng thuốc hay tự phát.
– Các tổn thương ở cơ quan có nguy cơ chảy máu cao trên lâm sàng, bao gồm đột quỵ xuất huyết trong vòng 6 tháng.
– Điều trị đồng thời với ketokonazole toàn thân.
Tương tác thuốc:
Dabigatran etexilate và dabigatran không bị chuyển hóa bởi hệ thống cytochrome P450 và không có tác động trên hệ enzyme cytochrome P450 của người in vitro. Do đó các tương tác thuốc – thuốc liên quan khó có khả năng xảy ra với dabigatran etexilate hoặc dabigatran.
Tương tác P-gp:
Các thuốc ức chế P-glycoprotein:
Dabigatran etexilate là một cơ chất cho chất vận chuyển xuất bào P-gp. Sử dụng đồng thời các chất ức chế P-gp (như amiodarone, verapamil, quinidine, ketoconazole toàn thân, dronedarone và clarithromycine) có thể làm tăng nồng độ dabigatran trong huyết tương.
Chống chỉ định sử dụng đồng thời với ketoconazole toàn thân.
Đối với các chất ức chế P-gp khác được liệt kê ở trên không cần chỉnh liều PRADAXA trong chỉ định “Phòng ngừa đột quỵ, thuyên tắc hệ thống và giảm tử vong do nguyên nhân mạch máu ở những bệnh nhân rung nhĩ”.
Về việc sử dụng đồng thời với các chất ức chế P-gp và liều lượng của PRADAXA trong chỉ định “phòng ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) ở những bệnh nhân vừa trải qua đại phẫu chỉnh hình” xem “Liều lượng và cách dùng” và “Nhóm bệnh nhân đặc biệt”.
Amiodarone: Nồng độ dabigatran ở người tình nguyện khỏe mạnh tăng lên khoảng 1,6 lần (+60%) khi có sự xuất hiện của amiodarone.
Ở những bệnh nhân trong nghiên cứu RE-LY nồng độ này tăng không quá 14% và không quan sát thấy tăng nguy cơ chảy máu.
Verapamil: Khi dùng PRADAXA (150 mg) cùng với verapamil đường uống, Cmax và AUC của dabigatran được tăng lên nhưng mức độ thay đổi này là khác nhau, phụ thuộc vào thời gian dùng thuốc và dạng chế phẩm của verapamil.
Ở những bệnh nhân trong nghiên cứu RE-LY nồng độ này tăng không quá 21% và không quan sát thấy tăng nguy cơ chảy máu.
Quinidine: Nồng độ dabigatran ở người tình nguyện khỏe mạnh tăng lên khoảng 1,5 lần (+ 53%) khi có sự xuất hiện của quinidine.
Clarithromycin: Nồng độ dabigatran ở người tình nguyện khỏe mạnh tăng lên khoảng 19% khi có clarithromycin mà không có bất cứ vấn đề an toàn nào trên lâm sàng.
Ketoconazole: Nồng độ dabigatran tăng lên khoảng 2,5 lần (+ 150%) sau khi dùng đơn liều và đa liều của ketoconazole toàn thân.
Dronedarone: Nồng độ dabigatran tăng lên 2,1 lần (+ 114%) hoặc 2,4 lần (+ 136%) tương ứng sau khi dùng đơn liều hoặc đa liều dronedarone.
Các thuốc là cơ chất của P-glycoprotein:
Digoxin: Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 24 người khỏe mạnh, khi sử dụng PRADAXA cùng với digoxin, đã quan sát thấy không có sự thay đổi digoxin và không có những thay đổi liên quan đến lâm sàng về nồng độ dabigatran.
Thuốc gây cảm ứng P-glycoprotein:
Sau 7 ngày điều trị với 600 mg rifampicin ngày 1 lần cả AUC0-&infini; và Cmax của dabigatran lần lượt giảm 67% và 66% so với điều trị tham chiếu.
Sử dụng đồng thời với các thuốc cảm ứng P-gp (ví dụ rifampicin) làm giảm nồng độ dabigatran và nên tránh.
Tác dụng phụ:
Trong nghiên cứu RELY khảo sát việc phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ, tổng cộng có 12.091 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để dùng dabigatran etexilate. Trong số đó, 6.076 bệnh nhân điều trị với liều dabigatran etexilate 150 mg hai lần mỗi ngày, trong khi 6.015 bệnh nhân dùng liều 110 mg hai lần mỗi ngày.
Tổng cộng có khoảng 9% bệnh nhân được điều trị phẫu thuật chương trình thay khớp gối hoặc khớp háng (điều trị ngắn hạn có thể đến 42 ngày) và 22% bệnh nhân bị rung nhĩ điều trị phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống (điều trị kéo dài lên đến 3 năm) bị các phản ứng ngoại ý.
Chảy máu
Chảy máu là tác dụng phụ liên quan nhiều nhất tới PRADAXA; xác định bởi dấu hiệu chảy máu bất kỳ loại hoặc mức độ nghiêm trọng nào và xuất hiện trong khoảng 14% bệnh nhân điều trị ngắn hạn trong phẫu thuật thay khớp gối hoặc khớp háng và 16,5% bệnh nhân rung nhĩ điều trị dài hạn phòng ngừa đột quỵ và thuyên tắc hệ thống.
Mặc dù tần suất hiếm gặp trong các nghiên cứu lâm sàng, chảy máu nặng hoặc nghiêm trọng có thể xảy ra, và bất kể vị trí, có thể dẫn tới hậu quả tàn tật, đe dọa tính mạng hoặc thậm chí gây tử vong.
Phòng ngừa tai biến TTHKTM ở bệnh nhân sau đại phẫu chỉnh hình:
Tỷ lệ chảy máu nói chung là tương tự giữa các nhóm điều trị và không có sự khác biệt đáng kể.
Phòng ngừa đột quỵ, thuyên tắc hệ thống và giảm tử vong do nguyên nhân mạch máu ở những bệnh nhân rung nhĩ:
Chảy máu nặng khi đáp ứng ít nhất một trong số các tiêu chí sau:
* Chảy máu cùng với việc giảm haemoglobin ít nhất 20 g/l hoặc dẫn tới phải truyền máu với ít nhất 2 đơn vị máu hoặc hồng cầu lắng
* Biểu hiện chảy máu ở một vị trí hay cơ quan quan trọng: nội nhãn cầu, nội sọ, trong tủy sống hoặc trong cơ với hội chứng chèn ép khoang, chảy máu sau phúc mạc, chảy máu trong khớp hoặc chảy máu màng ngoài tim.
Chảy máu nặng được phân loại là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu đáp ứng ít nhất một trong số các tiêu chí sau:
* Chảy máu gây tử vong; chảy máu nội sọ có triệu chứng; giảm haemoglobin với ít nhất 50 g/l; truyền ít nhất 4 đơn vị máu hoặc hồng cầu lắng; chảy máu đi kèm với việc tụt huyết áp yêu cầu phải dùng các chất vận mạch theo đường tĩnh mạch; chảy máu cần phải can thiệp phẫu thuật.
Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên dùng dabigatran etexilate liều 110mg hai lần mỗi ngày và liều 150mg hai lần mỗi ngày có nguy cơ chảy máu đe dọa tính mạng, đột quỵ do xuất huyết và chảy máu nội sọ thấp hơn đáng kể so với warfarin [p < 0,05]. Tỷ lệ chảy máu tất cả các loại thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở cả hai hàm lượng dabigatran etexilate. Bệnh nhân chọn ngẫu nhiên vào nhóm dabigatran etexilate liều 110mg hai lần mỗi ngày có nguy cơ chảy máu nặng thấp hơn đáng kể so với warfarin (tỷ số nguy hại 0,80, p = 0,0026).
Tác dụng phụ:
Các phản ứng không mong muốn được phân loại theo hệ cơ quan (system organ class, SOC) và MedDRA được báo cáo từ bất kỳ nhóm điều trị cho mỗi nhóm bệnh nhân của tất cả các nghiên cứu có nhóm chứng được liệt kê dưới đây.
Các tác dụng phụ nhìn chung liên quan đến cơ chế dược lý học của dabigatran etexilate và các biến cố liên quan đến chảy máu có thể xảy ra ở các cơ quan và vị trí giải phẫu khác nhau.
Tỷ lệ các tác dụng phụ quan sát được của dabigatran etexilate ở những bệnh nhân điều trị trong phòng ngừa TTHKTM sau phẫu thuật thay khớp gối hoặc háng nằm trong phạm vi của enoxaparin.
Tỷ lệ các tác dụng phụ quan sát được của dabigatran etexilate ở những bệnh nhân điều trị trong phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là nằm trong phạm vi tương tự warfarin ngoại trừ rối loạn dạ dày ruột có một tỷ lệ cao hơn ở trong nhóm dùng dabigatran etexilate.
Chú ý đề phòng:
Giống như các thuốc chống đông khác, nên sử dụng PRADAXA thận trọng trong các trường hợp có tăng nguy cơ gây chảy máu. Chảy máu có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trong quá trình điều trị với PRADAXA. Nên tìm kiếm nơi chảy máu nếu hemoglobin và/hoặc hematocrit hoặc huyết áp giảm mà không giải thích được nguyên nhân.
Điều trị với PRADAXA không yêu cầu theo dõi chống đông máu. Xét nghiệm INR không tin cậy ở những bệnh nhân đang điều trị với PRADAXA và đã có báo cáo về tăng INR dương tính giả. Do vậy, không nên tiến hành xét nghiệm INR.
Xét nghiệm đánh giá hoạt tính chống đông máu như thời gian trombin (TT), thời gian đông máu ecarin (ECT) và thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) có thể được dùng để phát hiện hoạt tính quá mức của dabigatran.
Tình trạng chống đông liên quan dabigatran có thể được đánh giá bởi ECT hoặc TT. Nếu không có ECT hoặc TT, xét nghiệm aPTT giúp đánh giá tương đối mức độ chống đông máu của PRADAXA.
Ở những bệnh nhân rung nhĩ trong thử nghiệm RE-LY một giá trị aPTT cao hơn 2,0-3,0 lần giới hạn bình thường tại nồng độ đáy liên quan đến nguy cơ tăng chảy máu.
Các nghiên cứu dược động học cho thấy có tăng nồng độ thuốc ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận do tuổi tác. Chống chỉ định dùng PRADAXA trong những trường hợp suy thận nặng (CrCL < 30 mL/phút).
Nên ngừng sử dụng PRADAXA ở những bệnh nhân bị suy thận cấp.
Các yếu tố, như suy giảm chức năng thận (CrCL 30-50 mL/phút), ≥ 75 tuổi, hoặc đang điều trị chất ức chế mạnh P-gp có liên quan đến tăng nồng độ dabigatran huyết tương. Sự xuất hiện của một hoặc nhiều hơn các yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Việc sử dụng đồng thời của PRADAXA với các trị liệu sau đây chưa được nghiên cứu và có thể gây tăng nguy cơ chảy máu: heparin (ngoại trừ khi dùng với liều cần thiết để duy trì thông thương của catheter tĩnh mạch trung tâm hoặc động mạch) và các dẫn xuất heparin, heparin phân tử lượng thấp (LMWH), fondaparinux, desirudin, các thuốc làm tan huyết khối, các thuốc đối kháng thụ thể GPIIb/IIIa, ticlopidine, dextran, sulfinpyrazone, rivarobaxan, prasugrel, ticagrelor, các thuốc đối kháng vitamin K, các thuốc ức chế P-gp, itraconazole, tacrolismus, cyclosporine, ritonavir, tipranavir, nelfinavir và saquinavir.
Sử dụng đồng thời với dronedarone làm tăng hấp thu dabigatran và không được khuyến cáo.
Nguy cơ chảy máu có thể tăng lên ở những bệnh nhân điều trị đồng thời với các chất ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI).
Sử dụng các thuốc làm tiêu sợi huyết trong điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp:
Việc sử dụng các thuốc làm tiêu sợi huyết trong điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp có thể được cân nhắc nếu bệnh nhân có thời gian thrombin (TT), hoặc thời gian đông máu Ecarin (ECT), hoặc thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (aPTT) không vượt quá giới hạn trên (ULN) theo phạm vi tham khảo của mỗi nước.
Trong những trường hợp khi có tăng nguy cơ chảy máu (ví dụ mới được sinh thiết hoặc bị chấn thương nặng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn), nhìn chung cần được theo dõi chặt chẽ (để phát hiện các dấu hiệu chảy máu hoặc thiếu máu).
Phòng ngừa tai biến TTHKTM ở bệnh nhân sau đại phẫu chỉnh hình:
Sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm đau trong thời gian ngắn trước hoặc sau phẫu thuật không làm tăng nguy cơ chảy máu khi điều trị kết hợp với PRADAXA. Bằng chứng về việc sử dụng NSAID thông thường có thời gian bán thải dưới 12 giờ trong quá trình điều trị với PRADAXA còn chưa đầy đủ và không thấy tăng nguy cơ chảy máu.
Phòng ngừa đột quỵ, thuyên tắc hệ thống ở những bệnh nhân rung nhĩ không do van tim:
Sử dụng đồng thời với các thuốc chống kết tập tiểu cầu dạng uống (bao gồm aspirin và clopidogrel) và các thuốc NSAID làm tăng nguy cơ chảy máu.
Tương tác với các thuốc gây cảm ứng P-gp:
Việc sử dụng đồng thời PRADAXA với thuốc gây cảm ứng mạnh P-gp như rifampicin làm giảm nồng độ dabigatran trong huyết tương. Các thuốc gây cảm ứng P-gp khác như St. John’s Wort hoặc carbamazepine cũng có thể làm giảm nồng độ dabigatran trong huyết tương, và nên thận trọng khi sử dụng phối hợp.
Phẫu thuật và Thủ thuật can thiệp:
Các bệnh nhân đang điều trị với PRADAXA mà trải qua phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn có tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy, có thể cần tạm ngừng sử dụng PRADAXA để tiến hành những can thiệp phẫu thuật.
Giai đoạn trước khi phẫu thuật:
Do nguy cơ tăng chảy máu, nên tạm ngưng PRADAXA trước khi tiến hành các thủ thuật xâm lấn hoặc tiến hành phẫu thuật. Nếu có thể, nên ngừng sử dụng PRADAXA ít nhất 24 giờ trước thủ thuật xâm lấn phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Ở những bệnh nhân có nhiều nguy cơ xuất huyết hơn hoặc trong đại phẫu khi cần đến quá trình đông máu tốt, nên ngừng sử dụng PRADAXA 2-4 ngày trước khi phẫu thuật.
Chống chỉ định sử dụng PRADAXA ở những bệnh nhân suy thận nặng (CrCL < 30 mL/phút) nhưng nếu trường hợp này có xảy ra thì nên ngừng sử dụng PRADAXA ít nhất 5 ngày trước khi đại phẫu.
Nên tạm thời ngừng sử dụng PRADAXA nếu cần có những can thiệp tức thời. Nếu có thể, nên trì hoãn thủ thuật can thiệp/phẫu thuật cho tới ít nhất 12 giờ kể từ liều dùng cuối cùng. Nếu không thể trì hoãn phẫu thuật thì có thể tăng nguy cơ chảy máu. Nguy cơ chảy máu này nên được cân nhắc cùng với tính khẩn cấp của việc can thiệp (đối với chuyển nhịp tim xem “Liều lượng và cách dùng”.
Gây tê tủy sống/Gây tê ngoài màng cứng/Chọc dò tủy sống:
Các thủ thuật như gây tê tủy sống có thể cần chức năng cầm máu hoàn chỉnh.
Nguy cơ bị khối máu tụ ngoài màng cứng hoặc tủy sống có thể tăng lên trong những trường hợp chạm thương hoặc chọc dò lặp đi lặp lại và do đặt catheter ngoài màng cứng kéo dài. Sau khi rút catheter, cần chờ ít nhất 1 giờ trước khi bắt đầu dùng liều PRADAXA đầu tiên. Cần thường xuyên theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh của hiện tượng khối máu tụ ngoài màng cứng hoặc tủy sống ở những bệnh nhân này.
Giai đoạn sau thủ thuật:
Tiếp tục điều trị lại sau khi đạt được cầm máu hoàn toàn.
Bệnh nhân thay van tim:
Tính an toàn và hiệu quả của PRADAXA chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân thay van tim. Do đó việc sử dụng PRADAXA không được khuyến cáo trên những bệnh nhân này.
Tá dược:
Thuốc chứa tá dược sunset vàng (E110), có thể gây các phản ứng dị ứng.
Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên tác động tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Thai kỳ
Hiện không có dữ liệu lâm sàng nào về việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai. Nguy cơ đối với thai nhi chưa được biết.
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản cần tránh có thai trong quá trình điều trị với PRADAXA và không nên điều trị với PRADAXA ở phụ nữ đang mang thai trừ khi lợi ích mong đợi nhiều hơn so với nguy cơ.
Cho con bú
Hiện chưa có dữ liệu lâm sàng. Nên thận trọng bằng cách ngừng cho con bú.
Khả năng sinh sản
Không có dữ liệu lâm sàng. Các nghiên cứu tiền lâm sàng trên khả năng sinh sản không cho thấy bất kỳ tác dụng ngoại ý trên khả năng sinh sản hoặc phát triển của động vật sau khi sinh.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ