THÀNH PHẦN
Hoạt chất chính: nifuroxazid 200mgTá dược: saccharose, magnesi stearate, tinh bột ngô, gelatin, titani dioxide (E171), oxid sắt vàng (E172).
CHỈ ĐỊNH
LIỀU DÙNG
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG
LƯU Ý ĐẶC BIỆT
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay trong những trường hợp sau:
– Tiêu chảy nhiều hơn 6 lần đi phân lỏng mỗi ngày hoặc kéo dài hơn 24 giờ hoặc đi kèm với sụt cân. Khi ấy, bác sĩ sẽ xác định nhu cầu bù nước, có thể bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch.
– Có sốt hoặc nôn.
– Có máu hoặc nhầy trong phân.
– Do thuốc có chứa sucrose, không được dùng Ercéfuryl trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose – galactose hoặc thiếu men sucrase – isomaltase (những rối loạn chuyển hoá hiếm gặp).
Các biện pháp bù nước bằng việc sử dụng dung dịch bù nước đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch phải được điều chỉnh theo mức độ nặng của tiêu chảy, và độ tuổi/đặc điểm của bệnh nhân (các bệnh lý đi kèm…).
Trong trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng có gợi ý hiện tượng xâm lấn (suy sụp tổng trạng, sốt, dấu hiệu nhiễm độc…), nên sử dụng những kháng sinh phân bố toàn thân thích hợp. Những khuyến cáo đặc biệt liên quan đến sử dụng kháng sinh thích hợp cũng nên được cân nhắc.
THẬN TRỌNG ĐẶC BIỆT KHI DÙNG
Nhất thiết phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng và phương pháp pha dung dịch bù nước bằng đường uống mà bác sĩ đã kê toa, và tuân theo lời khuyên của bác sĩ về việc ăn uống.
Nếu dung dịch bù nước đường uống không được kê toa, cũng cần phải chú ý đến nhu cầu:
– Bù nước cho trẻ bằng việc cung cấp thích hợp lượng nước, dung dịch muốl – đường, để bồi hoàn lượng nước đã mất do tiêu chảy.
– Duy trì chế độ ăn thích hợp trong suốt thời gian tiêu chảy:
+ Không dùng một số thức ăn, đặc biệt là rau sống, trái cây, rau xanh, thức ăn cay, và với thức ăn hoặc nước uống rất lạnh hoặc có đá.
+ Nên dùng thịt và gạo đã nấu chín.
Việc ngưng sữa và các chế phẩm từ sữa nên được cân nhắc tùy từng trường hợp cụ thể.
NẾU NGHI NGỜ, CẦN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ HOẶC DƯỢC SĨ.
TÁC DỤNG PHỤ
TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC
Không kết hợp thuốc này với các thuốc có thể gây ra phản ứng loại disulfiram (thuốc cai rượu) hoặc thuốc an thần.
Để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng kèm với thuốc khác, nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.
BẢO QUẢN
LÁI XE
Thuốc này không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
THAI KỲ
HẠN DÙNG
60 tháng kể từ ngày sản xuất.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ
DƯỢC LỰC HỌC
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu rất thấp khi niêm mạc ruột không bị tổn thương. 99% lượng thuốc được uống vẫn còn trong ống tiêu hóa. 20% lượng thuốc được bài tiết dưới dạng không đổi, phần còn lại là những chất đã chuyển hóa.
THÔNG TIN KHÁC
THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Thông tin quan trọng về kháng sinh.
Thuốc kháng sinh có hiệu quả chống nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra.
Chúng không có hiệu quả chống nhiễm khuẩn do nguyên nhân virus. Do đó, bác sĩ đã quyết định kê toa thuốc kháng sinh này vì nó thích hợp với tình hình và bệnh trạng hiện nay của bạn.
Vi khuẩn có thể sống sót hoặc sinh sản mặc dù đã chịu tác động của kháng sinh. Hiện tượng này được gọi là “kháng thuốc” và làm cho một số điều trị kháng sinh trở nên vô hiệu.
Sự kháng thuốc gia tăng qua việc lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Bạn có thể vô tình tạo điều kiện cho sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và vì thế chậm lành bệnh, hoặc thậm chí làm cho thuốc trở nên vô hiệu, nếu không tuân thủ:
– Liều dùng đã được kê toa.
– Giờ giấc dùng thuốc.
– Và thời gian điều trị.
Do vậy, để duy trì tính hiệu quả của thuốc này:
1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê toa.
2) Tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của bác sĩ.
3) Không dùng lại kháng sinh nếu không được kê toa mới, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang điều trị một bệnh có vẻ tương tự.
4) Không bao giờ được đưa thuốc kháng sinh của mình cho người khác dùng vì có thể không thích hợp với bệnh trạng của họ.
5) Khi đã hoàn tất điều trị, nên hoàn trả mọi hộp thuốc đã mở cho dược sĩ để thuốc được hủy một cách thích hợp.
Lưu ý: Thuốc này sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng 04/2019